31 người đẹp Trung Quốc cổ xưa (Nguồn: Saga)
2 posters
Trang 1 trong tổng số 2 trang
Trang 1 trong tổng số 2 trang • 1, 2
31 người đẹp Trung Quốc cổ xưa (Nguồn: Saga)
TÂY THI
1-Trầm Ngư( Tây Thi)
Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.
Tây Thi, cô gái thôn Trữ La
Sắc đẹp trời ban, đẹp mặn mà
Những khi đau bụng, cô nhăn mặt
Càng đẹp vô cùng, càng đẹp ra.
Có người thiếu phụ ở cùng thôn
Bắt chước Tây Thi ôm bụng nhăn
Nhà giàu, đóng cửa cài then chặt
Nhà nghèo, bồng bế trốn cho nhanh.*
***
Những người con Chúa có linh ân
Ðã sống cuộc đời được tái sanh
Gương sáng soi chung cho Hội Thánh
Tiếng tốt xa gần, Chúa vinh danh.
Những người bắt chước có linh ân
Nhưng thật bề trong chưa tái sanh
Tín đồ trông thấy, cài then chặt
Người ngoài nghe thoáng, trốn cho nhanh.
* Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau, ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm.
Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỉ; nhà giàu thì đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn. Trang Tử
(Theo Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân)
1-Trầm Ngư( Tây Thi)
Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.
Tây Thi, cô gái thôn Trữ La
Sắc đẹp trời ban, đẹp mặn mà
Những khi đau bụng, cô nhăn mặt
Càng đẹp vô cùng, càng đẹp ra.
Có người thiếu phụ ở cùng thôn
Bắt chước Tây Thi ôm bụng nhăn
Nhà giàu, đóng cửa cài then chặt
Nhà nghèo, bồng bế trốn cho nhanh.*
***
Những người con Chúa có linh ân
Ðã sống cuộc đời được tái sanh
Gương sáng soi chung cho Hội Thánh
Tiếng tốt xa gần, Chúa vinh danh.
Những người bắt chước có linh ân
Nhưng thật bề trong chưa tái sanh
Tín đồ trông thấy, cài then chặt
Người ngoài nghe thoáng, trốn cho nhanh.
* Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau, ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm.
Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỉ; nhà giàu thì đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn. Trang Tử
(Theo Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân)
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:48 pm; sửa lần 1.
2. VƯƠNG CHIÊU QUÂN
Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chính quyền trung ương dân tộc Hán ở vùng trung nguyên thường xuyên có mâu thuẫn với chính quyền các dân tộc thiểu số ở chung quanh. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn thường là chiến tranh, nhưng đôi khi nhà vua thông qua gả công chúa để loại trừ chiến tranh, đạt tới mục đích chung sống hoà bình. Chiêu Quân xuất ải là một mẩu chuyện như vậy.
Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là thời nhà Hán ở Trung Quốc. Trong nội bộ chính quyền dân tộc Hung nô, một dân tộc thiểu số ở vùng tây nam Trung Quốc có sự tranh giành quyền lực, chia 5 sẻ 7, năm bộ tộc đơn lẻ đánh lộn nhau, cuối cùng chỉ còn lại hai bộ tộc Đơn Vu. Hai bộ tộc này nghi kỵ nhau liên hợp với chính quyền trung ương nhà Hán để tiêu diệt mình. Lúc này một người tên là Hô Hàn Nha của Đơn Vu tới Trường an, quốc đô nhà Hán, bày tỏ lòng trung thành với nhà vua. Vua Hán tiếp đón long trọng, và tặng cho ông nhiều lương thực, cử kỵ binh hộ ống ông về. Do được nhà Hán ủng hộ, Hô Hàn Nha đã thống nhất lại Hung nô.
Để chung sống hữu nghị đời đời với nhà Hán, năm 33 trước công nguyên, Hô Hàn Nha lần thứ 3 tới Trường An và yêu cầu kết thân với nhà Hán, mong Vua Hán gả một công chúa cho ông. Vua Hán đồng ý gả công chúa cho Hung nô. Nhà vua sai người vào cung hỏi có ai muốn gả đến Hung nô không, nếu đồng ý nhà vua sẽ coi là công chúa.
Cung nữ đều là những thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn trong dân gian, họ vào cung cũng có nghĩa là mất tự do. Tuy họ mong có cơ hội trốn khỏi nơi thâm cung này nhưng khi nghe nói gả cho Hung nô thì ai cũng không muốn.
Theo qui định lúc bấy giờ, cung nữ không được tự mình đến gặp vua, mà phải do hoạ sĩ trong cung vẽ chân dung cung nữ rồi đưa cho nhà vua chọn, ai được chọn mới có dịp gặp vua. Một họa sĩ đã mượn cớ này để bóp chẹt cung nữ, nhiều người phải cho y tiền bạc của cải. Có một cung nữ rất xinh đẹp tên là Vương Chiêu Quân, cô thông minh ham học, biết làm thơ, chơi đàn, hơn nữa rất ngay thẳng, song cô không hối lộ cho người hoạ sĩ. Người hoạ sĩ này hậm hực không vẽ chân dung cô, nên Vương Chiêu Quân vào cung nhiều năm mà không lần nào được gặp vua.
Khi được tin gả sang Hung Nô, vì hạnh phúc và tiền đồ, cũng vì tình hữu nghị chung sống hoà bình giữa hai dân tộc Hán và hai dân tộc thiểu số nói trên, Vương Chiêu Quân đồng ý gả cho vương hầu Hùng nô. Vua Hán biết tin này rất vui mừng và quyết định tổ chức lễ cưới long trọng cho Hô Hàn Nha và Vương Chiêu Quân tại Trường An.
Hô Hàn Nha vô cùng phấn khởi có người vợ xinh đẹp, đến tạ ơn vua Hán. Nhà vua lần đầu tiên trông thấy Vương Chiêu Quân và thấy cô đẹp như tiên, ông rất hối hận, nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn cách để Chiêu Quân gả cho Hung nô. Vua Hán tổ chức lễ cưới và cho của hồi môn như công chúa.
Lúc đầu, Chiêu Quân không quen cuộc sống của dân tộc thiểu số Hung nô, nhưng cô khắc phục và quen dân, chung sống với người Hung nô rất hoà thuận.
Chiêu Quân đã sống suốt đời ở Hung nô, truyền bá văn hoá dân tộc Hán cho dân tộc Hung nô. Đến nay ở Hu-hơ-hớt Nội Mông Trung Quốc vẫn còn có mộ Chiêu Quân. Trong hàng nghìn măm qua câu chuyện Chiêu Quân xuất xứ đã trở thành giai thoạn hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cũng trở thành đề tài trong sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:49 pm; sửa lần 2.
3. DƯƠNG QUÝ PHI
Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.
Ngọc Hoàn Dương Quí Phi
Dương Quí Phi là một cung phi tuyệt sắc của Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông). Nàng được liệt vào một trong bốn người đẹp nhất ở Trung Hoa ngày xưa (Tứ đại mỹ nhân).
Quí phi tục danh là Ngọc Hoàn sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông (Thiểm Tây) là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.
Năm 727, Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Huyền Tông đi tuần tiễu miễn Tứ Xuyên đến tiếp xúc với gia đình nàng. Rồi 9 năm sau, nàng được tiến cung hầu Lý Dục, kết duyên cầm sắt.
Có sách lại chép: Thọ vương Lý Dục tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Dục được ba năm, nhưng tình chăn gối chẳng bao giờ có vì Lý Dục còn nhỏ. Giữa lúc ấy, Ngọc Hoàn lại xinh tươi lộng lẫy trong tuổi dậy thì.
Sắc đẹp của nàng đã làm cho một đại thi hào lúc bấy giờ là Lý Bạch phải ca tụng bằng ba bài "Thanh bình điệu". Đây là bài thứ nhứt:
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.
. . . .
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Nguyên văn:
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.
Đời nhà Đường, Huyền Tông là một ông vua tương đối trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con. Trong số đó có 30 trai và 29 gái. Nàng cung phi được nhà vua sủng ái rất mực là Vũ Huệ Phi. Nàng sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ.
Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua buồn bã nhớ thương người cũ bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ chọn đến hầu hạ gối chăn, không ai làm khuây khoả được nỗi lòng nhớ thương người cũ của nhà vua cả.
Một hôm Cao Lực sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn tư dung mỹ lệ, cốt cách thanh kỳ, thật là một giai nhân tuyệt đẹp trên đời có một, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi.
Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.
Trông thấy Ngọc Hoàn, vua Huyền Tông bỗng thấy lòng rung động xao xuyến, hình ảnh Huệ Phi phai mờ, rồi nỗi buồn rầu thương nhớ người cũ tiêu tan để nhường lại những nụ cười cởi mở, những cái liếc nhìn say đắm... Rồi từ đó, Huyền Tông đâm say mê, thường triệu nàng vào hầu hạ mình rồng, tình ngày một mặn nồng, ý ngày thêm đượm sắc.
Nhà vua say đắm Ngọc Hoàn còn hơn Vũ Huệ Phi nữa, nên sáng lập nàng làm quí phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quí phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung, uy quyền nghiêng đổ thiên hạ. Còn riêng về Dương Quí Phi thì không cần phải nói, nhà vua chiều chuộng mọi điều, luôn luôn làm thỏa mãn ý muốn của con người đẹp. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người, nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ.
Dương Quí Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, tỏ ra giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho lòng của một ông vua nghệ sĩ cang thích thú say sưa.
Huyền Tông gặp Dương Quí Phi bấy giờ nhà vua tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá ... Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" để có nhiều sức khỏe được hòa hợp vui say cùng mỹ nhân.
Minh Hoàng say đắm Dương Quí Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng Phiên, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình.
Có sách lại chép An Lộc Sơn được Dương Quí Phi nhận làm con nuôi, được tự do ra vào cung cấm để cùng thông dâm với quí phi. Nhà vua mù quáng, không hiểu biết gì cả.
Bấy giờ, Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lến đến bực thượng thư và hai con trai la Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An cử binh từ quận Ngư Dương (có sách chép là Phạm Dương) đánh thẳng vào kinh đô Trường An.
Binh triều đại bại.
Đường Huyền Tông lúc bấy giờ đã 70 tuổi.
Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến đến Trường An. Nhà vua và Dương Quí Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lịnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân lại bức vua đem thắt cổ Dương Quí Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng quí phi là mầm sinh đại loạn.
Nhà vua không thể làm thế nào hơn, đành giấu mặt cắt lòng mà hy sinh nàng cung phi họ Dương, một trang quốc sắc thiên hương giữa thời 38 xuân xanh!
Mộng chiếm đoạt ngai vàng chưa bằng mộng chiếm đoạt con người đẹp, nhưng nay người yêu đã mất, mộng tình tan vỡ, An Lộc Sơn tức giận sinh cuồng, ra lịnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Sử chép: "Có 36 triệu sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Rợ Phiên gặp ai cũng chém cũng giết, thực là một cuộc đổ máu không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà".
Sau An Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng là Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự mà hàng nhà Đường. Minh Hoàng khôi phục sự nghiệp, trở về Trường An để mục kích cảnh điêu tàn nơi đế khuyết.
Đế đô còn đó mà con người ngọc yêu dấu ngày xưa nay đâu còn nữa. Nỗi nhớ thương dào dạt, dằng dặc đầy lòng. Và đôi mắt già nua kia càng mờ đi vì đọng lệ.
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:49 pm; sửa lần 3.
4. TRÁC VĂN QUÂN
Trác Văn Quân thuộc hàng quốc sắc thiên hương, con của tri huyện Thiểm Tây Trác Bá Lộc. Nàng được gã cho thư sinh Vương Hàm Tân, đỗ tú tài rồi nhu(ng vẫn tiếp tục việc bút nghiên. Nửa năm hương lửa đang nồng, Hàm Tân bỗng lâm bạo bệnh từ trần. Nửa đời hồng nhan dang dở. Sau đó tình cờ nghe được tiếng đàn của Tràng Khanh (Tư Mã Tương Như) mà đâm mê mẩn. Mối tình của Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như chính là nội dung của tiểu thuyết diễm tình (ngày xưa bị coi là dâm thư) Tây Sương Kí nổi tiếng trong Văn học Trung Quốc.
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:51 pm; sửa lần 2.
5. BAN CHIÊU
Em gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:52 pm; sửa lần 1.
6. THÁI DIỄM
Thái Văn Cơ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời Đông Hán
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:52 pm; sửa lần 1.
7. TẠ ĐẠO UẨN
Cháu gái Tạ An, người xuất hiện trong điển “Vịnh Nhứ Tài”. Tác phẩm tiêu biểu : “Đăng Sơn”
Nga nga đông nhạc cao,
Tú cực xung thanh thiên.
Nham trung gian hư vũ,
Tịch mịch u dĩ huyền.
Phi công phục khí tượng,
Vân cấu thành tự nhiên.
Khí tượng nhĩ hà nhiên ?
Toại lệnh ngã lâu thiên.
Thệ tướng trạch tư vũ,
Khả dĩ tận thiên niên
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 8:53 pm; sửa lần 1.
8. THƯỢNG QUAN UYỂN NHI
Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.
Được sửa bởi Kẹo ngày Mon Aug 23, 2010 9:00 pm; sửa lần 1.
9. ĐIÊU THUYỀN
Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.
10. VÕ TẮC THIÊN
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.
11. BAN TIỆP DƯ
Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận.
12. CHÂN HOÀNG HẬU
Sau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.
Đường Thượng Hành
Bồ sinh ngã trì trung, kỳ diệp hà li li.
Bàng năng hành nhân nghĩa, mạc nhược tiếp tự tri.
Chúng khẩu thước hoàng kim, sử quân sinh biệt li.
Niệm quân khứ ngã thời, độc sầu thường khổ bi.
Tưởng kiến quân nhan sắc, cảm kết thương tâm ti.
Niệm quân thường khổ bi, dạ dạ bất năng mị.
13. HOA NHỊ PHU NHÂN
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.
Thái Tang Tử
Sơ li thục đạo tâm tướng toái,
Li hận miên miên.
Xuân nhật như niên,
Mã thượng thời thời văn đỗ quyên.
14. HẦU PHU NHÂN
Tùy Dạng Ðế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dạng Ðế, cuối cùng tự vẫn mà chết.
15. TIẾT ĐÀO
Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu :
Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)
Đình trừ nhất cổ đồng,
Tủng cán nhập vân trung,
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.
Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.
Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
16. CHU THỤC CHÂN
Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.
Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
17. QUÁCH ÁI
Vì sự ích kỷ của các đời đế vương, quảng thúc mỹ nữ, nhốt trong hậu cung đã làm hại thanh xuân, hạnh phúc và tính mệnh của biết bao thiếu nữ. Nếu có kiếp sau, chắc chắn họ sẽ hy vọng được gả vào một nhà bình thường, trên còn phụ mẫu, dưới có nhi nữ, họ cũng cam tâm tình nguyện đắm chìm trong ngọn lửa yêu thương của thê chức mẫu chức trên nhân gian, tháng năm dần qua cho đến một ngày kia họ lạc hạ hoàng tuyền, tức là kiếp này đã dứt.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
18. LIỄU NHƯ
Tài nữ nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm, từng chiết chiêu võ công với 2 thi nhân nổi tiếng đương thời là Trần Tử Long, Tiền Khiêm Ích ; làm rạng danh quần thư, không nhượng phe tu mi.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
19. LÝ SƯ SƯ
NGHÌN TRÙNG E LỆ PHỤNG QUÂN VƯƠNG (1)
(Nguồn Newvietart.com)
Lý Sư Sư là danh kỹ tuyệt đẹp sống ở Biện kinh cuối thời Bắc Tống. Nàng có vẻ đẹp thoát tục, vẻ đẹp long lanh như sương khói, mỏng manh mà không hề yếu đuối, lại giỏi cầm kỳ thi họa, thật là tài sắc vẹn toàn. Những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tần Quán, Chu Bang Ngạn… đối với nàng rất thân thiết, thường hay lui tới, còn làm thơ và từ tặng nàng.
Lý Sư Sư là con gái Vương Di (tức Dần) làm nghề thợ nhuộm ờ phường Vĩnh Khánh, Biện kinh. Vợ Vương Di sinh Sư Sư xong thì mất, Di phải dùng sữa đậu nành nuôi con thay sữa mẹ. Mặc dù mồ côi mẹ rất sớm, nhưng Sư Sư rất dễ nuôi, không hề gào khóc.
Theo tục lệ ở Biện kinh, con gái phải gửi vào chùa một thời gian trước khi trở về đời thường để lấy chồng. Sư Sư cũng vậy, được cha gửi vào chùa Bảo Quang. Thấy đứa bé kháu khỉnh, vị sư già liền hỏi:
- Cháu bé từ đâu đến đây?
Sư Sư òa khóc. Vị sư già xoa đầu liền nín. Vương Di mừng lắm, nói rằng:
- Con bé này đúng là đệ tử của nhà Phật.
Lúc vào chùa, Sư Sư chưa được đặt tên. Người tu ở chùa được gọi là sư, dù là sư nam hay sư nữ, nhân đó nhà chùa đặt tên cho con bé là Sư Sư. Năm Sư Sư được bốn tuổi thì Vương Di phạm tội, bị bắt giam rồi chết trong ngục. Sư Sư trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một hôm mụ Lý là chủ một kỹ viện ở phường Trấn An, Biện kinh, lên chùa cúng lễ, thấy Sư Sư xinh đẹp và ngoan ngoãn bèn xin về nuôi và từ đó Sư Sư theo họ Lý của mụ thành tên Lý Sư Sư.
Sư Sư càng lớn càng đẹp, hát hay, đàn giỏi khiến các nhà văn, nhà thơ và các nhà quyền quí ở Biện kinh đều say đắm tài sắc của nàng.
Bấy giờ vua Tống Huy Tông lên ngôi, sửa sang cung thất xong xuôi, có ý tìm một mỹ nhân để cùng vui chơi hôm sớm mặc dù trong cung không thiếu gì phi tần trẻ đẹp nhưng đã quen thuộc quá rồi. Biết ý của đấng quân vương, một cận thần là Trương Địch giới thiệu với vua nàng Sư Sư là người tài sắc vẹn toàn khiến vua ao ước. Nguyên khi chưa vào cung, Trương Địch thường hay la cà ở các kỹ viện nên quen thân với mụ Lý và biết rõ Sư Sư.
Một đêm kia, Trương Địch dẫn đường, nhà vua vi hành đóng vai phú thương Triệu Ất, đem theo rất nhiều nhung, nỉ, ngọc châu và bạch kim đến kỹ viện của mụ Lý. Tới nơi, vua bào đoàn tùy tùng ở ngoài, chỉ vua và Trương Địch vào trong. Thấy khách là người giàu có và hào phóng, mụ Lý ân cần tiếp rước, mang các thứ trái cây ngon quí ra mời khách, nhưng hồi lâu vẫn chưa thấy Sư Sư ra tiếp.
Trương Địch tìm cách rút lui để vua được tự nhiên. Mụ Lý dẫn vua tới một mái hiên, bên ngoài có một hàng trúc xanh mát, mời vua ngồi nghỉ. Một lát sau, mụ lại mời vua vào một phòng khác, bày cỗ thết đãi nhưng vua có thiết gì ăn uống. Sư Sư vẫn chưa ra.
Mụ Lý lại dẫn vua vào nhà sau, trên bàn đã bày sẵn rượu trà hoa quả nhưng vẫn không thấy Sư Sư. Một hồi lâu, mụ Lý mới dẫn vua vào phòng trong, trang trí cực kỳ lộng lẫy, trong phòng đèn nến sáng trưng nhưng không một bóng người. Sự kiêu căng của người đẹp chẳng những không làm vua phật lòng, trái lại ngài lại càng tò mò, háo hức muốn biết người đẹp cỡ nào mà kiêu căng đến thế.
Một lúc lâu sau mụ Lý mới đưa cô gái tới. Nhà vua trông thấy bỗng sững sờ. Nàng không phấn son, mặc áo lụa trắng giản dị nhưng xinh đẹp lạ thường như một đóa hoa chớm nở khiến vua say đắm. Vua hỏi tuổi, nàng không trả lời, lại ngồi ra xa. Mụ Lý ghé tai vua:
- Tính cháu nó ưa tĩnh, mong quan nhân không nên vội vã.
Rồi mụ buông rèm, đi ra ngoài. Bấy giờ Sư Sư mới đứng lên, cởi bỏ áo khoác ngoài, với tay lấy cây đàn trên vách rồi gảy luôn khúc “Bình sa lạc nhạn” . Vua cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng như lạc vào tiên cảnh. Sau ba khúc đàn, gà đã gáy sáng, nhà vua trở về cung.
Từ đó cứ năm ba hôm một lần, vua lại ra với Sư Sư. Mối tình giữa hai người ngày càng thắm thiết. Lâu dần rồi việc này cũng lộ ra. Dư luận xầm xì bàn tán. Chuyện đến tai mụ Lý khiến mụ vô cùng sợ hãi, e rằng sẽ bị giết cả họ. Nhưng Sư Sư trấn an:
- Xin mẹ cứ yên tâm. Nếu nhà vua thực lòng yêu con thì sẽ không làm hại chúng ta đâu.
Đầu năm sau, vua Huy Tông sai Trương Địch mang tặng Sư Sư cây đàn Sa Phụ và 50 lạng bạch kim. Tháng ba, vua lại tìm đến. Sư Sư quì trước thềm đón vua. Vua cho đứng dậy và cầm tay nàng dắt vào nhà trong, bảo nàng hãy gảy đàn Sa Phụ. Nàng ôm đàn gảy khúc “Hoa mai” khiến nhà vua say sưa ngây ngất và hết lời khen ngợi.
Chuyện nhà vua si mê Sư Sư ngày càng có nhiều người biết nên đồn đãi lung tung. Nhà vua cũng thấy ngại, hỏi ý kiến Trương Địch. Địch tâu:
- Bệ hạ thường ra ngoài ban đêm rất không tiện và có thể nguy hiểm nữa. Nay ly cung Cấn Nhạc có hai ba dặm đất công giáp phường Trấn An là nơi có kỹ viện của mụ Lý, nếu ta đào một đường hầm từ ly cung đến thẳng phường Trấn An thì việc đi lại của Bệ hạ rất kín đáo, không ai biết. Vua phán:
- Tốt lắm. Nhà ngươi nên xúc tiến việc ấy ngay đi!
Đường hầm đào xong, từ đó nhà vua tha hồ đến với Sư Sư hằng đêm mà không bị lộ tung tích.
Có lần, ngồi chơi vui ở trong cung, một cung phi hỏi vua:
- Sao Bệ hạ quí cô gái họ Lý thế? Vua đáp:
- Bây giờ nếu cho một trăm người trong các khanh trang điểm lộng lẫy, mặc xiêm y thật đẹp đứng chung với cô gái ấy thì cô ấy cũng sẽ nổi bật hẳn thôi (2).
Các văn nhân tài tử cũng như các quan lớn nhỏ trong triều thường hay đến chỗ Sư Sư từ khi biết nàng là tư ái của nhà vua thì không ai dám đến kỹ viện của mụ Lý nữa. Chỉ riêng Chu Bang Ngạn thỉnh thoảng còn lai vãng bởi Sư Sư yêu Chu vì tài mạo song toàn, lại đa tình đa cảm nên nhất thời không sao xa được. Sư Sư thường hay hát những bài từ do Bang Ngạn soạn. Hai người thường kề vai ngoạn cảnh, lúc dưới ánh trăng, khi bên khóm trúc, vô cùng ân ái nồng nàn. Nào ngờ vua Huy Tông xuất hiện, chiếm nàng cho riêng mình khiến Bang Ngạn vô cùng đau khổ.
Một đêm kia, không thấy hoàng thượng đến lâm hạnh, Sư Sư liền sai người tìm Bang Ngạn tới để tình tự. Trong lúc hai người đang kể lể nỗi niềm thì chợt có tin thánh thượng giá lâm. Bang Ngạn kinh hoàng, chui xuống gầm giường mà trốn, còn Sư Sư ra tiếp giá. Một lát sau, vua cầm tay Sư Sư dắt vào phòng. Huy Tông vui đùa với Sư Sư một hồi rồi ngỏ ý muốn hồi cung. Sư Sư vờ cầm nhà vua lại, nhưng vua lấy cớ mệt mỏi muốn về nghỉ. Sư Sư nhớ tới Bang Ngạn đang ở dưới gầm giường nên không nài ép, vui vẻ tiễn vua về. Khi nàng quay vào thì Bang Ngạn chui ra và hú vía. Nghĩ lại tình cảnh của mình lúc đó, Bang Ngạn viết bài “Thiếu niên du” .
Mấy hôm sau, Huy Tông lại đến vui thú với Sư Sư rồi bảo nàng hát một bài cho vui tiệc rượu. Sư Sư vô tình hát bài “Thiếu niên du” mà nàng rất thích. Huy Tông vốn sành âm luật, lời hát lại giống tình cảnh đêm hôm ấy nên gặng hỏi, Sư Sư buột miệng tâu:
- Đây chính là bài ca của Chu Bang Ngạn.
Nói xong mới biết lỡ lời. Vua Huy Tông rất tức giận nên tìm cớ cách chức Bang Ngạn và đuổi ra khỏi kinh thành.
Hai hôm sau nhà vua đến thì Sư Sư đi vắng nên phải ngồi chờ. Khi trời tối hẳn Sư Sư mới về, nước mắt lã chã. Vua kinh ngạc, hỏi có việc gì thì nàng đáp:
- Bang Ngạn mắc tội với triều đình, bị áp giải ra khỏi kinh thành. Vốn là chỗ cố tri, tiện thiếp có chén rượu đưa tiễn nên về muộn. Xin thánh thượng tha tội.
Huy Tông hỏi:
- Lúc lâm biệt, Bang Ngạn có bài ca từ nào không?
- Thưa có, đó là khúc “Lan Lăng vương”
- Khanh có thể ca cho trẫm nghe không?
Sư Sư sai bày tiệc rượu rồi cầm đàn, so dây, nắn phím, buồn rầu cất tiếng ca, khúc ca rất hay mà cũng rất bi thương dễ làm lay động lòng người (3). Huy Tông cảm thấy xót xa vì yêu tài của Bang Ngạn và cảm thông nỗi buồn của Sư Sư nên hôm sau có chỉ triệu Bang Ngạn về kinh nhận chức Đại thành nhạc chính.
Được vua sủng hạnh rồi, Sư Sư năn nỉ xin vua đưa mình vào cung. Huy Tông rất yêu nàng, cũng muốn nàng luôn luôn ở cạnh mình. Một hôm, vào lúc hoàng hôn, bỗng có nội thị tìm đến kỹ viện của mụ Lý tuyên triệu Sư Sư vào cung. Sư Sư vui mừng khôn xiết, vội vàng trang điểm rồi theo nội thị đi gặp đấng quân vương. Lần đầu vào cung, Sư Sư vô cùng ngạc nhiên trước những lâu đài điện các dãy dọc tòa ngang cực kỳ đồ sộ và hoa lệ. Như đã được dặn trước, nội thị không cần truyền báo mà đưa nàng vào thẳng nội thất, có Huy Tông đang chờ ở đó. Vua dắt Sư Sư vào trướng rồi cùng nhau tâm tình như đôi vợ chồng mới cưới. Hôm sau vua xuống chiếu sắc phong Sư Sư làm Doanh quốc phu nhân Lý Minh phi. Từ đó Sư Sư thường được vua gọi đến hầu. Về sau, quen đường thuộc lối, nàng tự do ra vào nội thất của nhà vua không cần lệnh gọi. Sư Sư rất khéo ăn ở nên phi tần ở hậu cung, kể cả Lưu phi, Kiều quí phi, đều rất thích nàng.
Sử Mộng Lan đời Thanh có bài thơ “Vi Tống diễm đề từ” (Đề từ cho bức tranh người đẹp đời Tống) như sau:
Tống sử cao tiêu đạo học danh,
Phong lưu thiên tử khước đa tình.
An An Đường dữ Sư Sư Lý
Tận đắc thừa ân nhập cấm thành.
Châu Hải Đường dịch:
Tống sử nêu cao người học đạo,
Phong lưu thiên tử cũng đa tình.
An An Đường với Sư Sư Lý
Đều được ơn vua đến Cấm thành.
(Đường An An là một danh kỹ ở Hàng Châu được vua Tống Lý Tông rất sủng ái).
Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, sau khi diệt nước Liêu rồi (1125), người Kim kéo quân vào đất Tống với thái độ rất ngạo mạn vì biết Tống đang suy yếu. Chúng vây hãm Yên kinh (Bắc kinh ngày nay). Huy Tông thấy nguy, nhường ngôi cho Thái tử Triệu Hoàn, tức vua Khâm Tông (1126) rồi lui về cung Long Đức, xưng là Đạo quân giáo chủ. Lý Sư Sư mất chỗ dựa, bị phế làm thư dân và bị đuổi ra khỏi kinh thành.
Chiếm Yên kinh rồi, giặc Kim hãm Biện kinh. Khâm Tông muốn chạy trốn nhưng Binh bộ thị lang Lý Cương khóc can, nguyện tử thủ. Khâm Tông phải ở lại.
Quân Kim vây Biện kinh một tháng không phá được thành bèn rút về hết. Ai cũng tưởng hòa nghị đã xong nên yên lòng, không phòng bị. Chẳng ngờ một năm sau, người Kim đem binh hãm kinh thành. Vua Khâm Tông phải tới trại Kim xin cầu hòa. Kim đòi vàng 1000 vạn lạng, bạc 2000 vạn lạng. lụa 1000 vạn tấm, Khâm Tông không sao kham nổi. Quân Kim bèn lập Trương Bang Xương – một hàng thần của nhà Tống – lên làm vua rồi bắt Thượng hoàng Huy Tông, vua Khâm Tông, Thái tử, các hậu phi, hoàng tộc đến 3000 người và cướp sạch con gái, vàng lụa trong kinh thành đem về bắc (1127).
Thắng lợi rồi, chủ soái quân Kim là Thát Lãn nghe danh tiếng của Lý Sư Sư là bậc quốc sắc thiên hương nên sai quân lùng bắt nàng. Nhưng lùng tìm đã nhiều ngày mà không bắt được. Tên phản thần Trương Bang Xương cho người theo dõi và bắt được Sư Sư dâng cho tướng Kim để lập công. Sư Sư mắng bọn Bang Xương:
- Ta là kỹ nữ hèn hạ, được đội ơn vua, quyết lấy cái chết để đền đáp. Các ngươi quan cao lộc hậu, triều đình có phụ bạc gì các ngươi mà nỡ cam tâm làm tôi đòi cho kẻ khác, hủy diệt tông miếu xã tắc, thờ giặc làm vua, hỏi có còn xứng đáng làm người nữa không?
Nhận được Sư Sư từ bọn Bang Xương, tướng Kim mừng rỡ định đem nàng đi luôn, nhưng Sư Sư nói:
- Thượng hoàng với ta có chút ân tình, hãy cho ta thăm Thượng hoàng đã rồi sẽ theo các ngươi về Bắc.
Người Kim đưa Sư Sư đến gặp Thượng hoàng (Huy Tông). Hai người nhìn nhau khóc lóc rất thảm thiết, nói sao hết nỗi thương tâm. Không muốn hai người ở lâu bên nhau, người Kim kéo Sư Sư ra ngoài. Nàng còn cố quay lại nói thêm “Thượng hoàng bảo trọng” rồi rũ xuống khóc như mưa. Thừa lúc quân Kim không để ý, nàng bẻ chiếc trâm vàng nuốt vào bụng mà tự tận. Huy Tông nghe tin Sư Sư mất, khóc than thương tiếc khôn nguôi.
Những ngày cuối đời của Sư Sư có nhiều sách chép khác nhau. Sách “Thanh Nê Liên Hoa ký” viết : “Trong loạn Tĩnh Khang, Sư Sư chạy xuống vùng Hồ-Tương ở phương Nam, có người thấy nàng đã già nua, tiều tụy, không còn trẻ trung xinh đẹp như trước nữa”.
Sách “Thủy Hử hậu truyện” của Trần Thẩm và “Mặc Trang Mạn Lục” đời Thanh cũng viết như vậy, chỉ khác là sách “Thủy Hử hậu truyện” thì cho rằng Sư Sư lưu lạc đến Lâm An (Hàng Châu), còn sách “Mặc Trang Mạn Lục” viết rằng nàng lưu lạc đến Triết Giang. Nhưng dù lưu lạc đến nơi nào ở phương Nam cũng không quan trọng, điều quan trọng là những ngày cuối đời nàng sống như thế nào.
Bài thơ “Biện kinh ký sự thi” của Lưu Tử Huy đời Tống cho ta biết phần nào cuộc sống của nàng buổi vãn niên và xác nhận nàng lưu lạc đến Hồ - Tương:
Liễn cốc phồn hoa sự khả thương,
Sư Sư thùy lão quá Hồ - Tương.
Lũ kim đàn bản kim vô sắc,
Nhất khúc đương niên động đế vương.
Châu Hải Đường dịch:
Xe ngựa phồn hoa chuyện khá thương.
Sư Sư già lão đến Hồ - Tương.
Áo vàng đàn phách nay đâu nhỉ?
Một khúc năm xưa động đế vương.
_________________________________________________________
(1) Thơ Đoàn Phú Tứ
(2) 20 nữ nhân Trung Quốc.
(3) Khúc “Lan Lăng vương” của Chu Bang Ngạn:
“Liễu rủ cành, xanh rờn như ngọc bích. Trên triền đê, từng thấy mấy người, buồn bã sầu tư đưa tiễn. Vọng nhìn cố quốc, kinh thành hoa lệ làm mệt khách hồng trần. Đường trường đình, tháng đợi năm chờ, bẻ gãy biết bao cành liễu nhỏ.
Về chốn cũ, lại rượu cùng khúc bi ai. Ánh đèn mờ ảo dọi bữa cơm chiều lạnh ngắt. Sâu từng khúc như từng đợt gió, con sào vẫn khuấy nước. Quay đầu lại, đã bỏ xa bao quán dịch, dõi nhìn theo người trời bắc.
Thê thảm quá, hận chất đầy. Xa dần bến đò cũ, người quen xưa. Vầng dương nhạt dần, ngày xuân chưa tới. Nhớ lúc tay trong tay, dưới ánh trăng mờ, bên cầu nghe tiếng sáo. Ngẫm chuyện cũ, tưởng như mơ, lệ trào khóe mắt” (Tống cung mười tám triều).
(Nguồn Newvietart.com)
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
20. TRẦN VIÊN VIÊN
Trần Viên Viên là mỹ nhân đã gián tiếp khiến giang sơn Trung Hoa rơi vào tay giặc Thát từ quan ngoại.
Nghe nói do Ngô Tam Quế hận không lấy được nàng, đã dẫn quân Thanh vào cửa quan, để dành lại người đẹp. Vì vậy không phải do nàng trực tiếp gây ra cảnh sinh linh đồ thán đó, nhưng vẫn bị người của mấy đời sau phỉ nhổ.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
21. LÝ THANH CHIẾU
Lý Thanh Chiếu, hiệu “Dịch An Cư Sĩ”, người Sơn Đông - Lịch Thành thời Tống (nay là Sơn Đông - Tế Nam). Cha là Lý Cách Phi, làm quan đến Lễ Bộ Viên Ngoại Lang, một người học vấn uyên bác. Mẹ là Vương Thị, cũng là một người biết thơ văn. Lý Thanh Chiếu được cha dạy ngâm thơ, viết từ và tản văn từ nhỏ. 18 tuổi được gả cho Triệu Minh Thành, cũng là một người có học vấn. 2 vợ chồng cùng sinh hoạt, cùng học tập, cuộc sống rất tình thú. Khi quân Kim diệt Tống, vợ chồng Lý Thanh Chiếu chạy xuống phương nam lánh nạn. Năm 1129, Triệu Minh Thành được phái đến Hồ Châu nhậm chức, đi đến Kiến Khang thì qua đời, Lý Thanh Chiếu phải bôn ba đến Chiết Giang nương nhờ em trai là Lý Kháng. Về sau cùng với Lý Kháng phiêu bạc qua Việt Châu, Đài Châu, Hàng Châu và Kim Hoa.
Sinh đang tác nhân kiệt, tử diệc vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ, bất khẳng quá Giang Đông.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
22. TẢ PHẤN
Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng em gái thi nhân Tả Tư là Tả Phấn có tài năng hơn người nên lập tức tuyển vào cung, Tả Phấn vì tài đức siêu quần nên ngày ngày được đế vương cùng quần thần tán thưởng, được phong làm người coi giữ hậu cung. Hiềm nổi ngư sắc hoang đường Tư Mã Viêm là một trong số các đế vương vô sỉ vô vi của lịch sử, Tả Phấn được phong là Quý Phi, bất quá là do Tư Mã Viêm vì cái hư danh trọng hiền đãi sĩ, trong “Tấn Thư” gọi Tả Phấn là “Tư lậu thể luy, thường cư bạc thất” (thân thể gầy yếu, ở nhà đạm bạc). “Trác Mộc Thi” là tác phẩm mà trong đó, Tả Phấn tả lại cuộc sống đạm bạc của mình.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
23. HOÀNG NGA
Hoàng Nga: Nữ văn sĩ đời Minh, tự là Tú Mi, người thị thành tỉnh Tứ Xuyên. Nàng là vợ Dương Thận, nên thường được gọi là Hoàng an-nhân hay Hoàng phu-nhân. Cha nàng làm quan thượng thư. Từ nhỏ nàng đã làu thông kinh sử, siêng viết văn, làm thơ, giúp cha viết đơn từ. Năm Chánh Đức thập tứ niên (1591) nàng kết hôn với Dương Thận. Không lâu sau đó, Dương Thận được chuyển đi trấn thủ tại Vân Nam suốt 30 năm. Trong thời gian theo chồng về chỗ mới, nàng đảm đương việc nhà và sáng tác thơ văn. Nàng nổi danh nhờ vào những tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ tha hương tại xứ lạ quê người này ... "
(Vvn)
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
24. VỆ TỬ PHU
Nổi tiếng khắp thiên hạ vì mái tóc đen và đẹp.
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
25. NGƯ HUYỀN CƠ
Ngư Huyền Cơ – Tài tình chi lắm cho trời đất ghen
Có thể nói Tiết Đào, Lý Qúy Lan và Ngư Huyền Cơ là ba kì nữ nổi tiếng nhất đời Đường. Nhưng ở Việt Nam, dường như, người ta chỉ mới biết đến Tiết Đào, còn Lý Quý Lan và Ngư Huyền Cơ thì ít được nhắc đến. Trong khi đó, có thể nói Ngư Huyền Cơ là một trong những nữ sĩ tài hoa bậc nhất không chỉ ở thời Đường, mà cả trong toàn bộ lịch sử thơ ca nữ lưu Trung Quốc thời cổ điển.
Ngư Huyền Cơ (844?-871?), tự là Ấu Vi, Huệ Lan; người Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Cuộc đời cô là một thi thoại ly kỳ và bi thương.
Cha Huyền Cơ từng ôm mộng công danh, nhưng không thành, ông bèn dốc hết tâm huyết dạy dỗ cho Ấu Vi - đứa con gái độc nhất của mình. Dưới sự tài bồi của cha và tài năng thiên phú, Ấu Vi mới năm tuổi đã thuộc làu hàng trăm bài thơ nổi tiếng. Lên bảy tuổi bắt đầu tập làm thơ. Năm mười một, mười hai tuổi thì thi danh của Ấu Vi đã làm chấn động văn giới Trường An. Và người ta phải gọi cô bé là thần đồng thi ca.
Sự tài hoa xuất chúng của Ấu Vi đã khiến cho một đại thi nhân nổi tiếng thời bấy giờ là Ôn Đình Quân (tự Phi Khanh) phải chú ý, mộ danh và tìm đến nhà họ Ngư để xem Ấu Vi là ai mà khiến cho các văn sĩ phải thán phục ngợi khen đến như vậy. Nhà Ấu Vi bấy giờ ở xóm Bình Khang, nơi đa số những người sống ở đây làm nghề xướng kỹ, thanh lâu. Bởi cha Ấu Vi mất sớm, nên hai mẹ con cô phải tá túc nơi này, dựa vào nghề may vá và giặt giũ sống qua ngày. Ôn thấy Ấu Vi là một cô bé chưa đầy 13 tuổi ở trong căn nhà lụp xụp tăm tối, nhưng rất hoạt bát và thanh tú, đã ra dáng một tiểu mỹ nhân phong vận. Ôn muốn thử tài thơ của nữ thi đồng này xem sao, bèn hỏi ý kiến Ấu Vi. Ấu Vi vui vẻ đồng ý và không hề tỏ ra bối rối, mời Ôn xuất đề. Khi tìm tới đây, Ôn đi ngang một rặng liễu, bèn nhân tiện lấy “Giang biên liễu” (Liễu bên sông) làm đề. Ấu Vi trầm tư một lát, rồi múa bút đề một bài ngũ ngôn dâng lên. Thơ rằng:
Thúy liễu liên hoang ngạn,
Yên tư nhập viễn lâu.
Ảnh phô xuân thủy diện,
Hoa lạc điếu nhân đầu.
Căn lão tàng ngư quật,
Chi đê hệ khách châu.
Tiêu tiêu phong vũ dạ,
Kinh mộng phục thiêm sầu.
Sắc xanh suốt bờ vắng,
Khói hương vào viễn lâu.
Bóng xuân phô mặt nước,
Hoa rơi tóc người câu.
Cội già thành hang cá,
Cành tơ hóa sợi neo.
Gió mưa đêm rả rích,
Tỉnh mộng lại thêm sầu.
Giai thoại kể, khi Lý Qúy Lan mới chừng 5, 6 tuổi đã làm thơ vịnh hoa tường vi trong sân, có câu: “Kinh thời vị giá khước, Tâm tự loạn tung hoành” (Nụ hoa còn phong kín, Phấn hương đã rối thơm), cha cô nghe thấy lấy làm sửng sốt, song lại than rằng “Con bé này ngày sau chắc sẽ thất hạnh mất thôi!”. Khi khoảng 8 - 9 tuổi, Tiết Đào nghe cha vịnh cây ngô đồng bên giếng: “Đình trừ nhất cổ đồng, Tung cán nhập vân trung” (Giữa sân một cội ngô đồng, Ngọn tung thẳng chọc tầng không mây trời), cô bèn tiếp: “Chi nghênh nam bắc điểu, Diệp tống vãng lai phong” (Cành mời nam bắc chim chơi, Lá đưa làn gió tới lui mặc tình), khiến cha cô ngạc nhiên về thi tài của con gái, nhưng cũng trầm ngâm rất lâu trước khí thơ đượm mùi son phấn như vậy.
Ôn cũng rất ngạc nhiên trước một giai tác trước mắt mình, do một cô bé ứng đề trong chốc lát làm ra. Ông hết sức mến phục tài năng của Ấu Vi, nhưng đọc đến hai câu “Căn lão tàng ngư quật, Chi đê hệ khách châu” thì trong lòng cũng có chút e ngại cho tiền trình của Ấu Vi.
Từ đó, Ôn Đình Quân thường lui tới Ngư gia để chỉ bảo thêm cho Ấu Vi về văn chương. Tình cảm của hai người vừa như thầy trò, cha con, lại vừa như bè bạn. Ôn chỉ dừng lại ở quan hệ thuần túy ấy, không biết vì sao ông không dám tiến lên; nhưng trái tim 16 của Ấu Vi thì đã xao xuyến trước vị thi nhân rất mực tài hoa song lại nổi tiếng là “Sửu Chung Qùy” (ông thần xấu xí) này. Khi Ôn rời Trường An đến Tương Dương, Ấu Vi nhớ cố nhân nơi viễn xứ, mấy lần thư tin mà tin không thấy lại, Ấu Vi lại gởi tiếp bài “Đông dạ ký Ôn Phi Khanh” (Đêm đông viết gởi Ôn Phi Khanh):
Khổ tư dữu thi đăng hạ ngâm,
Bất miên trường dạ cụ hàn khâm.
Mãn đình mộc diệp sầu phong khởi,
Thấu hoảng sa song tích nguyệt trầm.
Sơ tán vị nhàn đông trục nguyện,
Thịnh suy không kiến bản lai tâm.
U tây mạc định ngô đồng xứ,
Mộ tước thu thu không nhiễu lâm.
Trang thơ buồn bã dưới đèn,
Đêm dài thao thức bao phen lạnh lùng.
Gió sầu sân lá khô đong,
Thấu qua rèm cửa, bên song trăng tà.
Long đong mãi ước mơ xa,
Thịnh suy thường lẽ tâm ta thường hằng.
Phượng tìm mãi nhánh ngô đồng,
Sẻ chiều chiu chít bay vòng rừng xa.
Lời thơ u oán, như kể lể khóc than vì sự vô tình của chàng Ôn. Ôn Đình Quân không dám tiến đến với Ấu Vi phải chăng vì tuổi tác quá chênh lệch? Phải chăng vì ông sợ tổn hại đến thanh danh của ông? Hay là vì ông sợ cái “khí thơ” phong tình của Ấu Vi sẽ dẫn đến kết cuộc không hay về sau? Không ai biết.
Đến năm đầu tiên niên hiệu Hàm Thông đời Đường Ý tông, Ôn Đình Quân quay lại Trường An. Hơn hai năm không gặp, giờ gặp lại Ấu Vi đã trở thành một thiếu nữ kiều diễm, nhưng quan hệ giữa hai người vẫn chỉ như xưa.
Một hôm, hai người cùng đến Sùng Trinh Quán du lãm, chợt thấy đám tiến sĩ tân khoa đang tranh nhau đề thơ lên vách Quán lưu danh. Đợi khi mọi người đi hết, Ấu Vi cũng đề lên vách một bài thất tuyệt cảm khái:
Vân phong mãn nguyệt phóng xuân tình,
Lịch lịch ngân câu chỉ hạ sinh.
Tự hận la y yểm thi cú,
Cử đầu không thứ bảng trung danh.
Mây núi tràn trăng ánh xuân tình,
Bảng vàng rực rỡ tính cùng danh.
Tự hận thi thư đầy một túi,
Ngẩng đầu nào thấy họ tên mình.
Bài thơ này tâm sự và khẩu khí xem ra rất gần với bài “Đề đền Sầm Nghi Đống” của Hồ Xuân Hương, chỉ có điều “khẩu khí” họ Hồ cường hơn, cay hơn họ Ngư vài phần.
Cách mấy bữa sau, có chàng công tử họ Lý tên Ức đến chơi Sùng Trinh Quán, vô tình đọc thấy bài thơ của Ấu Vi lưu trên vách, rất lấy làm ngưỡng mộ. Bèn dò la “hành tung” của tác giả. Một bữa, Lý Ức đến nhà người quen cũ là Ôn Đình Quân, thấy trên bàn Ôn gia có bài thơ:
Hồng đào xứ xứ xuân sắc,
Bích liễu gia gia minh nguyệt.
Lân lâu tân trang thị dạ,
Khuê trung hàm tình mạch mạch.
Phù dung hoa hạ ngư hí,
Đới lai thiên biên tước thanh.
Nhân thế bi hoan nhất mộng,
Như hà đắc tác song thành?
Đào hồng xứ xứ xuân tươi,
Liễu xanh khắp chốn trăng cười mênh mang.
Lầu bên có kẻ điểm trang,
Khuê phòng một mối mơ màng nhớ nhung.
Dưới sen cá lội tăng tung,
Lao xao tiếng sẻ kêu rung chân trời.
Buồn vui giấc mộng trần ai,
Làm sao trút bỏ hình hài thành tiên?
Đọc xong bài thơ này, Lý Ức cũng thán phục động tâm. Đến khi hỏi ra, mới biết thì ra tác giả của bài lục ngôn này cũng chính là tác giả bài “Đề Sùng Trinh Quán bích”. Lý Ức vì vậy càng thêm thích thú và khích động. Ôn Đình Quân thấy vậy nghĩ, Lý Ức hiện mới 22 tuổi mà đang ở chức Tả bổ khuyết, xem ra tương lai rất xán lạn, nếu lấy Ấu Vi chắc cô sẽ sung sướng và hạnh phúc một đời; bèn tình nguyện làm Nguyệt Lão se duyên cho Lý Ức và Ấu Vi.
Quả thật hai người rất hạnh phúc, nhưng niềm vui ấy chỉ kéo dài được ba tháng thì vợ cả của Lý Ức phát giác. Ấu Vi khuyên Lý Ức về Giang Lăng “thú thật” cùng Bùi thị, hy vọng cô ta “lượng cả bao dung” mà chấp nhận Ấu Vi, cô viết một bài thơ “Giang Lăng sầu vọng ký Tử An”, rằng:
Phong diệp thiên chi phục vạn chi,
Giang kiều yểm ánh mộ phàm trì.
Ức quân tâm tự Tây Giang thủy,
Nhật dạ đông lưu vô yết thì.
Phong kia vạn nhánh nghìn cành,
Cầu sông lấp loáng một khoanh buồm chiều.
Nhớ chàng như nước sông sâu,
Đêm ngày mải miết tuôn trào về đông.
Nhưng khi biết chuyện, Bùi thị liền “vội vàng xuống lệnh ra uy”, cho bắt Ấu Vi về và “ba cây chập lại một cành mẫu đơn” khiến cô phải một phen thập tử nhất sinh. Bùi thị nhất quyết đuổi Ấu Vi ra khỏi nhà, Lý Ức sợ vợ, chỉ đành còn cách sắp xếp cho Ấu Vi ra Hàm Nghi Quán tạm thời làm đạo cô chờ chàng ta tìm cách đưa về đoàn tụ. Cảnh chia ly khiến Ấu Vi đau khổ vô vàn, trong bài thơ “Xuân tình ký Tử An” cô trao cho Lý Ức có những câu hết sức xúc động và chân tình:
Sơn lộ y thạch đặng nguy,
Bất sầu hành khổ khổ tương tư.
Đường non lởm chởm đá nhô,
Không bằng nỗi khổ tương tư trong lòng.
Và:
Biệt quân hà vật kham trì tặng?
Lệ lạc tình quang nhất thủ thi.
Xa chàng biết tặng vật chi?
Lệ khô xin gởi bài thi gọi là.
Nhưng dưới sự kiềm tỏa của Bùi thị, Lý Ức đành thúc thủ vì “Thấp cơ thua trí đàn bà”, không cả dám đến thăm Ấu Vi một lần, tệ hơn cả Thúc Sinh trong Kiều nữa. Ấu Vi từ giờ mang đạo hiệu Huyền Cơ, nhớ nhung sầu muộn, viết bài “Cách Hán giang ký Tử An”:
Giang nam giang bắc sầu vọng,
Tương tư tương ức không ngâm.
Uyên ương noãn ngọa sa phố,
Khê sắc nhàn phi cát lâm.
Yên lý ca thanh ẩn ẩn,
Lãng đầu nguyệt sắc trầm trầm.
Hàm tình chỉ xích thiên lý,
Huống thính gia gia viễn châm.
Bờ nam bờ bắc sầu trông,
Nhớ nhung nhung nhớ không cùng.
Uyên ương ủ mình cát ấm,
Chim chiều tung cánh rừng thông.
Tiếng ca thấp thoáng khói lồng,
Ánh trăng đầu sóng mênh mông lặng lờ.
Khối tình ngàn dặm ngẩn ngơ,
Tiếng chày nện vải bơ xờ lòng ai.
Ấu Vi sớm ngóng chiều trông, ôm mối tình si trong đạo quán lạnh lùng. Cô lại viết tiếp bài “Ký Lý Tử An”:
Ẩm băng thực dược lão vô công,
Tấn thủy hồ quan tại mộng trung.
Tần kính dục phân sầu trụy thước,
Nghiêu cầm đắc lộn oán phi minh.
Tỉnh biên đồng diệp minh thu vũ,
Song hạ ngân đăng ám hiểu phong.
Thư tín mang mang hà xứ hướng,
Trì can tận nhật bích giang không.
Ăn băng uống thuốc uổng công,
Cửa Hồ sông Tấn mơ mòng quẩn quanh.
Gương Tần thước não nuột tình,
Oán ai đàn Thuấn cung thanh thảm sầu.
Giọt thu bên giếng rơi mau,
Ngọn đèn leo lét gió chào bình minh.
Nhạn tin nào thấy bóng hình,
Chống sào trông nước xanh xanh bóng chiều.
Nhưng thơ viết mà không có cách nào gởi cho Lý Ức, chỉ biết cưỡi thuyền chống sào ngày ngày ngóng trông, rồi đành thả những cánh tình thư cho trôi theo dòng Khúc Giang, gửi mối tình si vào dòng nước mênh mang.
Thấm thoắt đã qua ba năm, sư phụ của Ấu Vi chết, trong đạo quán chỉ còn lại Huyền Cơ và một nữ đồng đạo khác. Chẳng bao lâu, đạo cô kia cũng bỏ trốn theo chàng họa sĩ đến tu bổ bích họa cho Hàm Nghi Quán. Thế là chỉ còn lại một Huyền Cơ cô độc, một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đang tràn trề sức sống bỗng nhiên bị đẩy vào đạo quán làm đạo cô bất đắc dĩ, cũng tưởng chịu ẩn nhẫn một thời gian sẽ được Lý Ức rước về, ngờ đâu ba năm bặt tin, giờ lại nghe nói chàng ta đã cùng vợ con rời kinh đến nhiệm sở mới ở Dương Châu, tin này khiến Huyền Cơ choáng váng, rõ ràng mình đã bị vứt bỏ, mình đã bị phụ bạc. Đối diện với những nỗi đau, giận, hận con người và cuộc đời cực cùng như vậy; người ta làm sao? Bao nhiêu chịu đựng, kìm nén bấy lâu nay hóa ra vô công, tuyệt vọng khiến bỗng chốc nổ tung trong lòng Ngư Huyền Cơ. Bài “Tặng lân nữ” đánh dấu nỗi đau và sự chuyển biến khủng khiếp ấy trong đời Huyền Cơ; trong đó câu thứ ba và thứ tư: “Dị cầu vô giá bảo, Nan đắc hữu tình lang” được xem là thiên cổ danh cú:
Tu nhật già la tụ,
Sầu xuân lãn khởi trang.
Dị cầu vô giá bảo,
Nan đắc hữu tình lang.
Chẩm thượng tiềm thùy lệ,
Hoa gian ám đoạn trường.
Tự năng khuất Tống Ngọc,
Hà tất hận Vương Xương.
Phất tay che nắng chói,
Xuân buồn lười điểm trang.
Dễ cầu vật vô giá,
Khó được một tình lang.
Gối chăn đầm lệ nhỏ,
Giữa hoa lại đoạn trường.
Tống Ngọc, mình đâu kém!
Hà tất hận Vương Xương.
Huyền Cơ thâu dưỡng mấy bé gái nhà nghèo làm đệ tử phục dịch cho mình, bắt đầu cuộc sống phóng túng nhàn hưởng. Ngoài Hàm Nghi Quán cho dán bức tự “Ngư Huyền Cơ thi văn hầu giáo”, chẳng mấy chốc tin này đã loan truyền khắp Trường An. Thế là vô số những bậc văn nhân nhã sĩ tìm đến Hàm Nghi Quán đàm thơ luận văn cùng Huyền Cơ thâu đêm suốt sáng, tiếng tăm của Huyền Cơ cũng vì vậy mà ngày càng vang xa.
Những người đến Hàm Nghi Quán, ai khôi ngô anh tuấn lọt mắt xanh của Huyền Cơ sẽ được cô giữ lại qua đêm trong đạo quán. Cuộc sống mới phóng đãng ấy của cô phần nào được tái hiện trong tác phẩm “Đạo hoài thi” của Huyền Cơ:
Nhàn tản thân vô sự,
Phong quang thả lạc du.
Đoạn vân giang thượng nguyệt,
Giải lam hải trung chu.
Cầm lộng tiêu lương chuyển,
Thi ngâm khánh lượng lâu.
Tòng hoàng kham tác bạn,
Phiến thạch hảo vi trù.
Yến tước đồ vi quý,
Kim ngân chí bất cầu.
Mãn hoài xuân lục tửu,
Đối nguyệt dạ cầm u.
Hiểu thế giai tình thú,
Bán túy khởi sơ đầu.
Nhàn tản thân vô sự,
Cảnh đẹp mặc sức chơi.
Rẽ mây trăng sông sáng,
Cởi neo thuyền ra khơi.
Đàn buông tiếng réo rắt,
Thơ ngâm giọng tiêu tao.
Khóm trúc vui kết bạn,
Bàn đá thích cờ cao.
Én sẻ đều đáng quý,
Bạc tiền chẳng ưa cầu.
Giải sầu xuân tràn rượu,
Trước trăng tiếng đàn sâu.
Dạo quanh thềm tìm thú,
Rút trâm ngắm hồi lâu,
Bên giường trang sách mở,
Dở say dậy chải đầu.
Vẻ phong tình, kiều mị xinh tươi cùng tài hoa trác tuyệt của Huyền Cơ đã khiến vô số bậc tu mi nam tử đã quỳ dưới gối cô. Khi ấy, có một chàng thư sinh thi hỏng nhưng dung mạo anh tuấn tên là Tả Danh Dương rất được Huyền Cơ để mắt, bởi chàng ta từa tựa với chàng Lý Ức ngày xưa. Tuy hận chàng Lý bạc tình, nhưng lòng Huyền Cơ vẫn chưa quên được chàng ta, cho nên khi thấy Tả Danh Dương đến, cô ngỡ như Lý Ức đã trở về với mình, thường giữ Tả qua đêm tại đạo quán của mình.
Ngoài Tả Danh Dương, đi lại khắng khít với Huyền Cơ còn có Lý Cận Nhân. Ban đầu Huyền Cơ không thích gã thương nhân này, nhưng sau thấy y si tình kiên nhẫn đeo đuổi, hơn nữa lại hết lòng cung phụng vật chất cho cô, nên cuối cùng Huyền Cơ cũng chấp nhận y thành tình nhân của mình. Và cứ như bài “Nghênh Lý Cận Nhân viên ngoại” thì tình cảm giữa hai người cũng rất thắm thiết:
Kim nhật thần thời văn hỉ thước,
Tạc tiêu đăng hạ bái đăng hoa.
Phần hương xuất hộ nghênh Phan Nhạc,
Bất sái Khiên Ngưu Chức Nữ gia.
Sớm nay nghe thước mừng vui hót,
Đêm qua trang điểm đón chờ người.
Đốt trầm ra cửa nghênh Phan Nhạc,
Khiên Ngưu đến nhà Chức Nữ chơi.
Tuy gắn bó như vậy, nhưng Lý Cận Nhân cũng không ngăn cấm quan hệ giữa Huyền Cơ và những người khác, có lẽ ông ta biết mình thường đi buôn bán xa nhà, cộng thêm tính cách tự do của Huyền Cơ thế ấy, có ngăn cấm cũng khó lòng, cho nên cứ để cô tự do. Đương thời có một viên quan tên là Bùi Đắng rất ái mộ Huyền Cơ và tìm mọi cách lấy lòng cô. Nhưng Huyền Cơ thấy y họ Bùi, lại nhớ đến nỗi hận năm xưa từng bị Bùi thị hành hạ, nên cự tuyệt Bùi Đắng.
Ngày nọ, có mấy chàng công tử đến Hàm Nghi Quán chơi, theo sau còn có bọn nhạc công ca sĩ. Hạng công tử thì Huyền Cơ trông đã chán mắt, nhưng trong số nhạc công ấy, có một chàng rất khôi ngô tuấn tú khiến Huyền Cơ bị hấp dẫn. Anh chàng tên là Trần Vĩ kia thấy Huyền Cơ cũng như ngây như si. Thế là “hai mắt cùng liếc hai lòng cùng ưa”. Sau khi bọn họ về hết, Huyền Cơ như bị trúng tiếng sét ái tính, khiến cho cô lửa lòng rừng rực, mất ăn mất ngủ vì tương tư gã họ Trần, đến nỗi phải viết một bài thơ để “hạ nhiệt”:
Hận ký chu huyền thượng,
Hàm tình ý bất nhâm.
Tảo tri vân vũ hội,
Vị khởi huệ lan tâm.
Chước chước đào kiêm lý,
Vô phương quốc sĩ tầm.
Thương thương tùng dữ quế,
Nhưng sái sĩ nhân khâm.
Nguyệt sắc đình giai tĩnh,
Ca thanh trúc viện thâm.
Môn tiền hồng diệp địa,
Bất tảo đãi tri âm.
Hận gởi chàng nhạc sĩ,
Chẳng thấu tấm tình si.
Đã biết hội vân vũ,
Lòng huệ lan vẫn y.
Rực rỡ sắc đào mận,
Quốc sĩ tìm kiếm chi.
Quế tùng xanh ngăn ngắt,
Sao người lại khinh khi.
Ánh trăng tràn thềm vắng,
Tiếng ca trúc não nề.
Trước sân đầy lá rụng,
Không quét, đợi tương tri.
Chính lúc Huyền Cơ đang không biết làm cách nào để gặp Trần Vĩ, thì sáng sớm ngày thứ ba anh ta đã đến Hàm Nghi Quán cũng vì quá nhớ nhung giai nhân. Thời hai người si tình gặp nhau vui sướng khôn tả, vội vàng “trướng rủ màn che” để thỏa nỗi tương tư. Từ đó, Trần Vĩ trở thành một vị khách đặc biệt và thường xuyên của Hàm Nghi Quán.
Trong số những bé gái mà Huyền Cơ thâu dưỡng làm đệ tử năm xưa, có một cô tên là Lục Kiều bây giờ cũng đã trổ mã thành ra một thiếu nữ yêu kiều. Một bữa, Huyền Cơ có việc đi vắng dặn Lục Kiều ở lại trông đạo quán. Khi cô trở về hỏi có ai đến tìm mình không, Lục Kiều trả lời rằng có Trần Vĩ đến, nhưng thấy Huyền Cơ không có nhà nên trở về rồi. Huyền Cơ nghĩ, mỗi lần đến đây, Trần Vĩ thường chờ gặp mình rồi mới về, sao hôm nay lại bỗng nhiên bỏ về sớm vậy? Linh tính của người phụ nữ khiến cô sinh nghi, bèn ngầm quan sát kỹ đệ tử Lục Kiều, thấy cô ta quần áo tóc tai không được chỉn chu như mọi bữa, mà lời nói cử chỉ cũng có vẻ khác thường. Thế là Huyền Cơ mười phần đã rõ chín, cô bèn gọi Lục Kiều vào phòng riêng, bắt cô ta bỏ hết xiêm y để kiểm tra. Mặc dù Lục Kiều ra sức chối, nhưng những vết móng tay trên ngực của cô ta lại khẳng định nghi ngờ của Huyền Cơ là đúng. Cơn ghen bùng lên khiến Huyền Cơ cả giận giật roi đánh Lục Kiều một trận tả tơi, Lục Kiều thấy hết đường chối cãi, lại bị đánh đau quá bèn lớn tiếng mạt sát lại tội “phong tình” của sư phụ. Huyền Cơ tam bành lục tặc nổi lên, xông đến bóp cổ Lục Kiều, chừng thấy Lục Kiều thân mềm, tay xuôi mới buông ra thì vô cùng hốt hoảng khi biết cô ta đã hồn lìa khỏi xác. Huyền Cơ kinh sợ vội vàng lôi Lục Kiều đến khóm hoa tử đằng ở vườn sau “vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa”.
Ngày nọ, có hai vị khách đến Hàm Nghi Quán chơi, quá bước ra sau vườn, chợt thấy dưới khóm hoa tử đằng đầy những ruồi nhặng và bay mùi hôi thối. Hai người sinh nghi, trở về mật báo với quan nha. Thế là Huyền Cơ bị điệu đến công đường, oan gia thay, người xử án lại là Bùi Đắng. Rốt cùng Huyền Cơ lĩnh án tử, kết thúc một kiếp đào hoa, tài tình, phong lưu, bạc mệnh. Khi ấy cô mới 26 tuổi.
Trong số những nhận xét của người Trung Quốc ngày nay về đời sống tình dục của Ngư Huyền Cơ, có thể nói suy luận của Phàn Hùng trong quyển “Bí mật văn hóa phòng trung của Trung Quốc cổ” là đặc biệt nhất, ông cho rằng Ngư Huyền Cơ theo một phái của Đạo gia lấy tình dục làm phép luyện thuật trường sinh và bị “tẩu hỏa nhập ma”, không kềm chế được dục tính của bản thân. Lại có người cho Ngư Huyền Cơ là “nữ hoàng tình dục”, có người gọi cô là “đãng phụ”… Thậm chí có người còn cho thơ Huyền Cơ là “quá tục tĩu”… Có lẽ vì những đánh giá ấy mà cho đến nay, thi tài của Ngư Huyền Cơ vẫn còn bị bao phủ trong lớp sương mù thành kiến. Dù vậy, bụi ngàn năm cũng không làm lu mờ hay xoá nhoà những vần thơ chan chứa tài – tình của Huyền Cơ.
(Lưu Hồng Sơn)
Thuy Duong- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 99
Join date : 20/07/2010
Trang 1 trong tổng số 2 trang • 1, 2
Similar topics
» Trắc nghiệm - Bạn là người như thế nào trong mắt người khác?
» NGUỒN GỐC CON GÁI
» Cà Phê Trung Nguyên
» wow,ai tot let cong toan ma cuoi ko thay to quoc...
» TUỔI ĐẸP NHẤT ( ST)
» NGUỒN GỐC CON GÁI
» Cà Phê Trung Nguyên
» wow,ai tot let cong toan ma cuoi ko thay to quoc...
» TUỔI ĐẸP NHẤT ( ST)
Trang 1 trong tổng số 2 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết