NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG MỘT ĐỜI THĂNG TRẦM
4 posters
Cựu HS Cấp ba thị xã Tây Ninh và những người bạn :: Group :: Nhạc :: Những bản nhạc yêu thích và cảm nhận....
Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG MỘT ĐỜI THĂNG TRẦM
Xin mời các bạn yêu thích những BH nhạc sĩ Lam Phương hãy vào chia sẽ nhé! Tình cờ mình nghe CS Quang Dũng trình bày nhạc phẩm " một mình" của NS LP mình cảm thấy trong lời BH có 1 cái gì đó ẩn chứa 1 nổi buồn và số phận của 1 người hay của chính Tác Giả. vì vậy mình cố tìm hoàn cảnh ra đời của BH này, mời các bạn cùng đi tìm hiểu xem người đó là ai nhé!
Đôi nét về Lam Phương
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937, tại Rạch Giá. Nội tổ của anh vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của Lam Phương đã bắt đầu lai Việt Nam và đến thân phụ của anh thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.
Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên chỉ thấy mẹ và các em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Ông bố đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc Lam Phương chưa đủ trí khôn. Mười tuổi, Lam Phương giã từ Rạch Giá lên Sài Gòn, ở trọ nhà người quen trong xóm lao động tăm tối vùng Đa Kao và vào học trung học ở Việt Nam Học Đường. Thời gian này, anh bắt đầu tự học nhạc qua sách vở, phần lớn là bằng tiếng Pháp. Điều này dễ hiểu, bởi ngày ấy nước ta chưa có trường âm nhạc. Thế hệ Lam Phương cũng như các nhạc sĩ lớn tuổi hơn, muốn học nhạc thì hoặc phải tự mò mẫm qua các tài liệu viết bằng tiếng Pháp, hoặc ghi danh hàm thụ các trường chuyên nghiệp bên Paris để họ gửi bài vở sang. Song song với phần nhạc lý, Lam Phương cũng xin học lớp guitar do một ông thầy Việt Nam truyền nghề.
Để trắc nghiệm khả năng học hỏi của mình sau một thời gian miệt mài, năm 1952, lúc mới 15 tuổi, Lam Phương sáng tác ca khúc đầu tay là Chiều Thu Ấy. đến khi 18 tuổi, Lam Phương sáng tác nổi đình nổi đám ngay như Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Nhạc Rừng Khuya, Trăng Thanh Bình, Khúc Ca Ngày Mưa, Nắng Đẹp Miền Nam v.v…Năm 21, Lam Phương nhập ngũ.Mãn hạn quân dịch, trở về đời sống dân sự, Lam Phương tiếp tục sáng tác và tự xuất bản các tác phẩm của mình.
Khi tên tuổi bắt đầu vững vàng, Lam Phương lập gia đình với kịch sĩ kiêm ca sĩ Túy Hồng. Từ đó anh phụ trách thêm công việc viết nhạc nền cho ban kịch Sống, cho chúng thêm hàng loạt ca khúc đặc sắc như Thu Sầu, Nghẹn Ngào, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Phút Cuối, Ngày Buồn v.v…
Sáng ngày 30/4/1975, anh quyết định vào phút chót, đem gia đình chạy lên tàu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, cùng với gần 4000 đồng bào ra khơi.Vì không có ý định ra đi, cho nên Lam Phương hoàn toàn chẳng chuẩn bị bất cứ thứ hành trang nào để đem theo. Anh bỏ lại chiếc xe hơi, hai căn nhà lớn và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng để lên đường với hai bàn tay trắng và vài bộ quần áo !
Định cư ở Mỹ, cái job đầu tiên anh làm trong hãng Sears là lau sàn nhà và cọ cầu tiêu! Rồi chuyển sang làm thợ mài, thợ tiện, bus boy. Tuy vậy, cứ mỗi cuối tuần anh vẫn cố gắng thuê một nhà hàng, biến thành phòng trà ca nhạc để đồng hương có chỗ gặp nhau và để chính anh cùng Túy Hồng đỡ nhớ sân khấu. Nghề này, chẳng những lợi tức không có bao nhiêu mà buồn thay, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, anh khám phá ra người bạn đời không còn thủy chung với anh nữa. Anh cay đắng vật vã, cố gắng hàn gắn nhưng không xong. Anh biết cái thế của anh đã mất hẳn từ khi ra hải ngoại, bởi tiền bạc, danh vọng đều chỉ còn là trong kỷ niệm. Nỗi đau ray rứt của cuộc tình tan vỡ trên đất khách đã là động lực sâu thẳm khiến anh sáng tác mấy bản nhạc rất bi thương, trong đó có một bài để đời là Lầm :
“Anh đã lầm đưa em sang đây / Để đêm trường nghe tiếng thở dài / Thà cuộc đời im trong lòng đất…”
Rồi anh ngậm ngùi bỏ Hoa Kỳ sang Paris, xin vào làm công việc đóng gói quét dọn cho một tiệm tạp hóa. Cũng tại đây, anh gặp lại ông bà Tô Văn Lai, chủ nhân Trung tâm băng nhạc Thúy Nga, vốn đã quen biết anh ở Sài Gòn từ trước năm 75.Lam Phương tiếp tục sống lầm lũi cho qua ngày ở kinh thành ánh sáng, mãi cho đến khi anh bất ngờ gặp một khúc rẽ tình cảm mới: Một người đàn bà rất đẹp đã đến với trái tim anh, giúp anh xóa đi những ngày tăm tối vừa qua. Nhờ khúc rẽ ấy, chúng ta mới có được một loạt ca khúc chan hòa niềm vui như Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Tình Đẹp Như Mơ, và nhất là Bài Tango Cho Em :
Dòng đời đang êm trôi thì ngày 13/3/1999, trong lúc đang dự tiệc ở nhà một người thân, không may anh bị tai biến mạch máu não. Từ đó anh nói không ra lời, một nửa thân thể gần như bại liệt hoàn toàn. Bàn tay đánh đàn ghi nốt nhạc mấy chục năm qua, bây giờ không sử dụng được nữa. Riêng về nhạc phẩm “Một Mình,” Lam Phương cho biết đã cảm xúc vào một buổi sáng sớm, khi thức dậy đã thấy người vợ hiện nay của anh đang ở một mình ngoài vườn cho bầy chim ăn, để rồi ông tự hỏi “Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu. Tình cờ gặp nhau. Ngỡ ngàng nhìn nhau, để rồi còn gì nữa cho nhau.”
“Sớm mai thức giấc / Nhìn quanh một mình !”
https://www.youtube.com/watch?v=m_B1mBTmpXE&feature=email
Mời các ban vào đường link này nghe nhé!
E nhờ A mun đưa BH : :"Thu sầu" của E lên dùm nhé cảm ơn A
Đôi nét về Lam Phương
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937, tại Rạch Giá. Nội tổ của anh vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của Lam Phương đã bắt đầu lai Việt Nam và đến thân phụ của anh thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.
Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên chỉ thấy mẹ và các em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Ông bố đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc Lam Phương chưa đủ trí khôn. Mười tuổi, Lam Phương giã từ Rạch Giá lên Sài Gòn, ở trọ nhà người quen trong xóm lao động tăm tối vùng Đa Kao và vào học trung học ở Việt Nam Học Đường. Thời gian này, anh bắt đầu tự học nhạc qua sách vở, phần lớn là bằng tiếng Pháp. Điều này dễ hiểu, bởi ngày ấy nước ta chưa có trường âm nhạc. Thế hệ Lam Phương cũng như các nhạc sĩ lớn tuổi hơn, muốn học nhạc thì hoặc phải tự mò mẫm qua các tài liệu viết bằng tiếng Pháp, hoặc ghi danh hàm thụ các trường chuyên nghiệp bên Paris để họ gửi bài vở sang. Song song với phần nhạc lý, Lam Phương cũng xin học lớp guitar do một ông thầy Việt Nam truyền nghề.
Để trắc nghiệm khả năng học hỏi của mình sau một thời gian miệt mài, năm 1952, lúc mới 15 tuổi, Lam Phương sáng tác ca khúc đầu tay là Chiều Thu Ấy. đến khi 18 tuổi, Lam Phương sáng tác nổi đình nổi đám ngay như Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Nhạc Rừng Khuya, Trăng Thanh Bình, Khúc Ca Ngày Mưa, Nắng Đẹp Miền Nam v.v…Năm 21, Lam Phương nhập ngũ.Mãn hạn quân dịch, trở về đời sống dân sự, Lam Phương tiếp tục sáng tác và tự xuất bản các tác phẩm của mình.
Khi tên tuổi bắt đầu vững vàng, Lam Phương lập gia đình với kịch sĩ kiêm ca sĩ Túy Hồng. Từ đó anh phụ trách thêm công việc viết nhạc nền cho ban kịch Sống, cho chúng thêm hàng loạt ca khúc đặc sắc như Thu Sầu, Nghẹn Ngào, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Phút Cuối, Ngày Buồn v.v…
Sáng ngày 30/4/1975, anh quyết định vào phút chót, đem gia đình chạy lên tàu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, cùng với gần 4000 đồng bào ra khơi.Vì không có ý định ra đi, cho nên Lam Phương hoàn toàn chẳng chuẩn bị bất cứ thứ hành trang nào để đem theo. Anh bỏ lại chiếc xe hơi, hai căn nhà lớn và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng để lên đường với hai bàn tay trắng và vài bộ quần áo !
Định cư ở Mỹ, cái job đầu tiên anh làm trong hãng Sears là lau sàn nhà và cọ cầu tiêu! Rồi chuyển sang làm thợ mài, thợ tiện, bus boy. Tuy vậy, cứ mỗi cuối tuần anh vẫn cố gắng thuê một nhà hàng, biến thành phòng trà ca nhạc để đồng hương có chỗ gặp nhau và để chính anh cùng Túy Hồng đỡ nhớ sân khấu. Nghề này, chẳng những lợi tức không có bao nhiêu mà buồn thay, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, anh khám phá ra người bạn đời không còn thủy chung với anh nữa. Anh cay đắng vật vã, cố gắng hàn gắn nhưng không xong. Anh biết cái thế của anh đã mất hẳn từ khi ra hải ngoại, bởi tiền bạc, danh vọng đều chỉ còn là trong kỷ niệm. Nỗi đau ray rứt của cuộc tình tan vỡ trên đất khách đã là động lực sâu thẳm khiến anh sáng tác mấy bản nhạc rất bi thương, trong đó có một bài để đời là Lầm :
“Anh đã lầm đưa em sang đây / Để đêm trường nghe tiếng thở dài / Thà cuộc đời im trong lòng đất…”
Rồi anh ngậm ngùi bỏ Hoa Kỳ sang Paris, xin vào làm công việc đóng gói quét dọn cho một tiệm tạp hóa. Cũng tại đây, anh gặp lại ông bà Tô Văn Lai, chủ nhân Trung tâm băng nhạc Thúy Nga, vốn đã quen biết anh ở Sài Gòn từ trước năm 75.Lam Phương tiếp tục sống lầm lũi cho qua ngày ở kinh thành ánh sáng, mãi cho đến khi anh bất ngờ gặp một khúc rẽ tình cảm mới: Một người đàn bà rất đẹp đã đến với trái tim anh, giúp anh xóa đi những ngày tăm tối vừa qua. Nhờ khúc rẽ ấy, chúng ta mới có được một loạt ca khúc chan hòa niềm vui như Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Tình Đẹp Như Mơ, và nhất là Bài Tango Cho Em :
Dòng đời đang êm trôi thì ngày 13/3/1999, trong lúc đang dự tiệc ở nhà một người thân, không may anh bị tai biến mạch máu não. Từ đó anh nói không ra lời, một nửa thân thể gần như bại liệt hoàn toàn. Bàn tay đánh đàn ghi nốt nhạc mấy chục năm qua, bây giờ không sử dụng được nữa. Riêng về nhạc phẩm “Một Mình,” Lam Phương cho biết đã cảm xúc vào một buổi sáng sớm, khi thức dậy đã thấy người vợ hiện nay của anh đang ở một mình ngoài vườn cho bầy chim ăn, để rồi ông tự hỏi “Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu. Tình cờ gặp nhau. Ngỡ ngàng nhìn nhau, để rồi còn gì nữa cho nhau.”
“Sớm mai thức giấc / Nhìn quanh một mình !”
https://www.youtube.com/watch?v=m_B1mBTmpXE&feature=email
Mời các ban vào đường link này nghe nhé!
E nhờ A mun đưa BH : :"Thu sầu" của E lên dùm nhé cảm ơn A
như ý- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 561
Join date : 27/07/2010
Age : 58
Một mình -Lam Phương
Bài này nghe cũng buồn quá Như Ý ơi !
Socola66- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 46
Join date : 11/08/2010
Re: NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG MỘT ĐỜI THĂNG TRẦM
Đúng rồi Như Ý ơi, nhạc phẩm " Một mình " của nhạc sĩ Lam Phương đã diễn tả tâm trạng và hoàn cảnh thực sự của chính tác giả.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Nội dung bài hát buồn do hoàn cảnh tạo ra, biết đâu sau này có ai đó trong chúng ta rơi nào hoàn cảnh này thì chúng ta mới thấm thía thế nào là một mình. Hy vọng rằng mọi người luôn luôn hạnh phúc.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Nội dung bài hát buồn do hoàn cảnh tạo ra, biết đâu sau này có ai đó trong chúng ta rơi nào hoàn cảnh này thì chúng ta mới thấm thía thế nào là một mình. Hy vọng rằng mọi người luôn luôn hạnh phúc.
Thùy Trang- Thành viên tích cực
- Tổng số bài gửi : 610
Join date : 17/01/2011
Similar topics
» NỔI BUỒN TRONG NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG-( CẢM NHẬN ÂM NHẠC)
» NGUOI KHONG NOI DANH
» chuc mung THU NGA TRAM NAM HANH PHUC
» KHI TA NGHĨ VỀ NĂM THÁNG
» Tui biết thằng nào gạt chị tôi tui đánh cho chít
» NGUOI KHONG NOI DANH
» chuc mung THU NGA TRAM NAM HANH PHUC
» KHI TA NGHĨ VỀ NĂM THÁNG
» Tui biết thằng nào gạt chị tôi tui đánh cho chít
Cựu HS Cấp ba thị xã Tây Ninh và những người bạn :: Group :: Nhạc :: Những bản nhạc yêu thích và cảm nhận....
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết